(Tiếng Việt phía dưới)

 

                                     «..., le noir suscite des hallucinations introspectives, ou des altérations virtuelles et temporaires comparables à la dimension de l’espace et du temps… Le noir est une donnée métaphorique qui relie incessamment la fin au début, la mort à la vie, la nuit au jour, et cela justement grâce à sa prérogative d’absorber, de contenir en soi toutes les couleurs existantes….»

« A Noir », trad. de l’italien par Frédérique Malbos Caffès, Eileen Romano et Gilles Schaufelberger, eds. Assouline, Paris, 1998.


 

                         Plongée dans la couleur noire, la palette en grisaille de Duy Hoang Vu veut faire croître à travers la surface de la toile une méditation sur l’univers, sur le chaos, sur la nuit, sur la tristesse, sur les fantômes et sur le destin lui-même des œuvres. En effet, la symbolique de la couleur noire et grise a un caractère philosophique aussi bien que mythologique. Avec le fond noir, l’artiste rassemble en même temps les expressions mélancoliques et les significations d’une émergence de l’espérance : ici un chagrin, une fantasmagorie théâtrale, un corps hybride tordu par une souffrance à la fois personnelle et générale, là les plis d’un tissu cachant une partie de corps, recouvrant une part de peine. Une petite “couleur vivante” surgissant parmi des figures en grisaille provoque certaines réflexions sur la naissance de l’espérance et le changement d’atmosphère. 

                         Les peintures en petites tailles de Hoang, imprégnées d’un esprit surréaliste, nous entraînent dans un territoire où demeurent des personnages hybrides , qui vivent et qui dépassent la logique de notre nature. Et par-delà les couleurs, les canons esthétiques et les sens conventionnels, y compris la perspective, ses tableaux semblent vouloir franchir sa vie quotidienne et atteindre la surréalité.

                          La contradiction se montre également dans ses tableaux : ainsi les figures flottantes en mouvement s’accompagnent de la sensation d’un silence absolu et surprenant. De même des personnages qui appartiennent effectivement à l’univers propre à l’imaginaire de l’artiste voient le corps humain et celui de la cigogne se mêler et former un mouvement qui réponde à la question de l’étrangeté surréaliste ; le fond noir et les figures en grisaille donnent à la fois l’impression de l’immobilité et du manque de déplacement des objets dans l’espace. En outre, l’idée de mise en valeur des objets en vidant l’espace environnant par le noir achromatique révèle, non seulement le délire du narcissisme (ibid, p.115) mais aussi l’état d’âme de l’artiste. 

Cet état replié sur la solitude reste toujours accessible.




Tiếng Việt

 

                           “..., màu đen khơi dậy những ảo giác nội tại, có khi cả những biến chất nằm bất động ở tầng sâu - không bộc lộ không ổn định - như thể  chiều không gian và thời gian… “Đen” là một phép ẩn dụ nối liền của sự kết thúc xuyên không với khởi đầu, xuyên qua cái chết và sự sống, hay cả ngày lẫn đêm, và nhờ đó mà chúng có đặc quyền được hấp thụ, được chứa đựng trong mình tất cả các màu hiện có…”.

"A Noir" (Màu đen), dịch từ tiếng Ý của Frédérique Malbos Caffès, Eileen Romano và Gilles Schaufelberger, NXB. Assouline, Paris, 1998. 


 

                         Chìm ngập trong sắc đen, bảng màu xám của Duy Hoàng thể hiện là một chút trầm tư về vũ trụ, về sự hỗn loạn, về màn đêm, về những nỗi buồn, về những điều ám ảnh và về số phận của chính tác phẩm. 

                          Biểu tượng của màu đen và màu xám đều mang tính chất triết học cũng như thần thoại.

                         Trên nền đen, hoạ sĩ tập hợp đồng hiện những biểu cảm u sầu và ẩn ý của niềm hy vọng trỗi dậy: có thể là một chớm chán chường, một huyễn tưởng kịch nghệ, một thân xác lai tạp vặn vẹo bởi chính những nỗi buồn vừa riêng tư vừa đại chúng; nhưng ở kia,  những nếp gấp của tấm vải đã che đi một phần thân thể, xóa đi một phần đau thương. Một “màu sống” nhỏ nổi lên giữa các nhân vật chìm trong sắc xám khơi gợi những suy tư về sự ra đời của hy vọng và biến chuyển kết thúc của cảnh sắc.

                        Những bức tranh với kích thước nhỏ của hoạ sĩ, được thấm tẩm tinh thần siêu thực, đưa người xem vào một vùng đất nơi các nhân vật lai tạp ngụ cư - những bản thể sống nằm ngoài logic thông thường. Vượt ra ngoài màu sắc, quy tắc thẩm mỹ hay những quy ước, bao gồm cả phối cảnh, tranh của Hoàng dường như muốn thực hiện  cú nhảy vượt qua lề thói cuộc sống hàng ngày để đạt lên một thực tế khác.

                        Sự mâu thuẫn cũng được thể hiện trong các bức tranh của Hoàng : các nhân vật chuyển động trôi nổi như thuộc về một miền im lặng tuyệt đối đầy kỳ dị. Tương tự, các nhân vật trong trí tưởng tượng của hoạ sĩ thông qua sự hòa quyện giữa thân thể giống Người lai với cơ thể Vật (cò, sư tử, khối tròn...) cũng tạo thành một chuyển động - cái mà có thể minh chứng phần nào về sự kỳ lạ của chủ nghĩa siêu thực ; giữa nền đen các nhân vật sắc xám tạo ấn tượng  thiếu chuyển động nhưng không bất động cùng  các vật thể trong không gian. Ngoài ra, không gian  lề ngòai của màu đen tiêu sắc làm nổi lên vật thể Xám không những bộc lộ ảo ảnh của sự tự luyến (Sđd, tr.115) mà còn cho thấy tâm trạng của hoạ sĩ : 


 

Trạng thái rút lui vào cô độc này    lại   luôn luôn có thể tiếp cận được!